Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

02 Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Áp Dụng Từ Ngày 01/7/2022

02 Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Áp Dụng Từ Ngày 01/7/2022

Năm 2022 đánh dấu sự thay đổi nhiều chính sách. Trong đó có sự thay đổi về chính sách bảo hiểm xã hội. Theo quy định, chính sách này được áp dụng từ ngày 1/7/2022. Vậy cụ thể những chính sách đó là gì? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

02 Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Áp Dụng Từ Ngày 01/7/2022


Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.

2. Tăng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu từ ngày 01/7/2022

02 Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Áp Dụng Từ Ngày 01/7/2022


Nghị định 38/2022/NĐ-CP tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 dẫn đến tiền lương tháng đóng BHXH cũng có sự điều chỉnh tăng tương ứng.

Hiện hành, theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Ví dụ: Trường hợp Nguyễn Văn A có trình độ đại học, làm việc ở địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng I thì tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn 5.007.600 đồng/tháng (cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng I).

Đây là mức tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc tối thiểu, tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp đang đóng BHXH bắt buộc bằng với mức tiền lương tối thiểu này. Do đó, việc tăng lương tối thiểu vùng cũng có tác động đến việc tăng mức đóng BHXH bắt buộc.

3. Điều chỉnh mức đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN từ ngày 01/7/2022

02 Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Áp Dụng Từ Ngày 01/7/2022


Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Như vậy, mức đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN bằng 0% trong thời gian từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

4. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

02 Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Áp Dụng Từ Ngày 01/7/2022


Toàn bộ quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật BHXH gồm:

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Điều này đồng nghĩa với việc, từ ngày 01/7/2022, người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Cụ thể, mức đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN từ ngày 01/7/2022 như sau:

- Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH;

- Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận.