Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay chờ hưởng lương hưu?

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay chờ hưởng lương hưu?

Bảo hiểm xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên nhiều cá nhân vẫn còn thắc mắc về việc nên rút bảo hiểm xã hội một lần hay chờ hưởng lương hưu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay chờ hưởng lương hưu?


Tại khoản 1, điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần như sau:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

          Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13, ngày 22/6/2015 cũng quy định về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần:

“Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.” 

Khoản 1, 3,4, điều 110, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần như sau:

“1. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội…..

3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

2. Trường hợp được hưởng BHXH một lần

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay chờ hưởng lương hưu?


Người lao động được yêu cầu hưởng BHXH một lần trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH (Chẳng hạn: ít hơn 20 năm);
Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

3. Khi lựa chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn so với khi hưởng lương hưu

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay chờ hưởng lương hưu?


Khi so sánh mức hưởng giữa hưởng lương hưu và hưởng BHXH một lần thì tổng mức hưởng lương hưu trong một năm cao hơn so với mức hưởng BHXH một lần, cụ thể:
a. Giả sử tiền lương bình quân đóng BHXH của người lao động là 100. Tổng số tiền mà người lao động đã đóng (8%) và người sử dụng lao động đóng cho người lao động (14%) vào quỹ hưu trí, tử tuất của BHXH trong một năm là [100 x 22% x 12 tháng] = 264.

b. Trong trường hợp hưởng lương hưu:

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% – 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, tổng tiền lương hưu nhận được trong một năm ở mức thấp nhất là [100 x 45% x 12 tháng] = 540 (> 264).

Lưu ý:

(i) Trước ngày 01/01/2018: Mức 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

(ii) Từ ngày 01/01/2018: Mức 45% tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

c. Trong trường hợp hưởng BHXH một lần: Mức hưởng BHXH một lần là từ 1,5 – 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH. Như vậy, tổng tiền BHXH hưởng một lần cho một năm ở mức cao nhất là [100 x 02 x 1 năm] = 200 (< 264)

Lưu ý:

(i) Đối với những năm đóng BHXH trước 2014: Mức hưởng là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.

(ii) Đối với những năm đóng BHXH từ 2014 trở đi: Mức hưởng là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.

Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Khi đã chọn hưởng BHXH một lần, người lao động sẽ không còn được hưởng các phúc lợi đi kèm việc hưởng lương hưu, gồm:
a. Trợ cấp mai táng dành cho gia đình/người lo mai táng trong trường hợp người lao động chết: 10 lần mức lương cơ sở.

b. Trợ cấp tử tuất dành cho thân nhân người lao động trong trường hợp người lao động chết: Tùy từng trường hợp mà được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần.

Mức trợ cấp tử tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân là từ 50% – 70% mức lương cơ sở. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng không quá 04 người. Trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp.
Mức trợ cấp tử tuất một lần đối với thân nhân của người lao động được tính như BHXH một lần (tức tính theo số năm người lao động đã đóng BHXH):
Đối với những năm trước 2014, mức hưởng là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.
Đối với những năm từ 2014 trở đi, mức hưởng là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.
Tuy nhiên, mức hưởng BHXH một lần thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

c. Được Quỹ BHXH đóng bảo hiểm y tế (“BHYT”) và được chi trả chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật BHYT.

4. Mức hưởng BHXH 1 lần đối với người tham gia bảo hiểm bắt buộc là bao nhiêu?

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay chờ hưởng lương hưu?


Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Riêng người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.