Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Trợ cấp bảo hiểm thai sản là sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động trong thời gian trước và sau khi sinh con. Người lao động cần nắm rõ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản để không mất phần quyền lợi này. Vậy các quy định hưởng bảo hiểm thai sản hiện nay ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

1. Đối tượng được hưởng bảo hiểm thai sản

Theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng hưởng chế độ thai sản bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 - 12 tháng;

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 - 03 tháng;

  • Cán bộ, công chức, viên chức;

  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;

  • Người quản lý doanh nghiệp; người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.


Đối tượng, điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản được quy định chi tiết trong Luật Bảo hiểm xã hội

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản năm 2021

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Lao động nữ mang thai;

  • Lao động nữ sinh con;

  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

  • Đồng thời, phải đảm bảo đủ thời gian tham gia BHXH với trường hợp:

  • Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ: Đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

  • Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.


Cả cha và mẹ đều có thể đáp ứng điều kiện nhận bảo hiểm thai sản nếu đóng đủ BHXH theo quy định

3. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi được tính như thế nào?
4. Điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản của người lao động nam

Sinh con hoặc nhận con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng nhận con nuôi hoặc sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

Trường hợp sinh con hoặc nhận con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi hoặc sinh con.

Nếu trong cặp cha mẹ chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con để được hưởng trợ cấp.

Nếu thuộc trường hợp người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ, thì người này cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.


Bảo hiểm thai sản có thể áp dụng với người cha trong trường hợp mang thai hộ

5. Cần có những hồ sơ gì để được hưởng bảo hiểm thai sản

  • Theo Khoản 1, Điều 101, Luật bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản bao gồm:Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội;

  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

Nắm rõ các thông tin về điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản trên giúp cha mẹ an tâm phần nào trong quá trình chào đón thành viên mới của gia đình. Hiện nay, ngoài BHXH, thai phụ còn có thể tham gia vào các loại hình bảo hiểm khác (nếu có điều kiện) để được chăm sóc và hỗ trợ tốt hơn. Có thể nói, bảo hiểm chính là người bạn đồng hành quý giá với mỗi chúng ta!