Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Cách tính tiền BHXH 1 lần, tiền trượt giá năm 2022

Cách tính tiền BHXH 1 lần, tiền trượt giá năm 2022

Trong thời gian gần đây, mức lương và thu nhập tương ứng với bảo hiểm xã hội đã được điều chỉnh. Theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, việc tăng hệ số trượt giá sẽ đem đến nhiều mức hưởng cho người lao động. Vậy cách tính tiền BHXH 1 lần, tiền trượt giá năm 2022 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Hệ số trượt giá BHXH năm 2022 tăng bao nhiêu?

Cách tính tiền BHXH 1 lần, tiền trượt giá năm 2022


Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH còn được biết đến với tên gọi khác là hệ số trượt giá BHXH, giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Cuối mỗi năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố một hệ số mới áp dụng cho năm sau.

Bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022 được thực hiện theo Thông tư 36/2021 như sau:

- Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc:

Cách tính tiền BHXH 1 lần, tiền trượt giá năm 2022


- Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện: 

Cách tính tiền BHXH 1 lần, tiền trượt giá năm 2022


So với bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2021, hệ số trượt giá năm 2022 có sự tăng nhẹ. Cụ thể:

Giai đoạn đóng BHXH trước năm 1995: Tăng 0,09.

Giai đoạn đóng BHXH năm 1995: Tăng 0,08.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 1996 - 1999: Tăng 0,07.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2000 - 2003: Tăng 0,06.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2004 - 2007: Tăng 0,05.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2008 - 2009: Tăng 0,04.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2010 - 2013: Tăng 0,03.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 - 2020: Tăng 0,02. 

2. Cách tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 lần

Tính tiền Bảo hiểm xã hội 1 lần cũng đơn giản, không hề phức tạp như bạn đã nghỉ đâu. Hãy theo dõi ngay cách dưới đây nhé.

Bước 1. Bạn truy cập vào đường link bên dưới để tự động tính tổng tiền BHXH 1 lần. Số tiền sẽ được tính dựa trên thời gian đóng bảo hiểm và nhiều yếu tố liên quan khác.

Hệ thống tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Cách tính tiền BHXH 1 lần, tiền trượt giá năm 2022

Bước 2. Bạn tiến hành nhập các giai đoạn đóng BHXH và Mức lương đóng BHXH, có thể Thêm giai đoạn. Sau đó nhấn Tính BHXH là bạn sẽ có kết quả tiền BHXH 1 lần cho mình.

Cách tính tiền Bảo Hiểm Xã Hội 1 lần-2
Mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm được tính bằng 22% mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

3. Cách tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 lần trên VssID

Ngoài cách tính tiền BHXH 1 lần bên trên, hiện nay cũng có phát triển thêm một phần mềm tính bảo hiểm xã hội 1 lần, giúp ích cho bạn rất nhiều. Theo dõi ngay cách tính sau đây:

Bước 1. Bạn tải ứng dụng VssID theo link bên dưới. Ứng dụng khả dụng cho Android và iOS.

VssID trên Google Play
VssID trên App Store

Cách tính tiền BHXH 1 lần, tiền trượt giá năm 2022


Bước 2. Bạn tiến hành Đăng ký tài khoản hoặc Đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, tại giao diện Quản lý cá nhân, chọn Thông tin hưởng.

Cách tính tiền BHXH 1 lần, tiền trượt giá năm 2022


Bước 3. Tại mục Một lần, bạn sẽ thấy thông tin hưởng BHXH 1 lần của mình. Ngoài ra, chọn Quá trình tham gia > BHXH để xem lại quá trình tham gia BHXH của bạn.

Lưu ý: Tiền BHXH 1 lần trên ứng dụng VssID áp dụng cho.

Người lao động có toàn thời gian đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
Thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 01 năm trở lên.
Số tiền BHXH 1 lần được tính đã bao gồm hệ số trượt giá tại thời điểm tra cứu.

4. Vì sao rút BHXH 1 lần vào đầu năm không có tiền trượt giá?

Theo Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố một mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH mới, được tính toán trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm.

Mặc dù Thông tư quy định về hệ số trượt giá thường được công bố vào cuối năm trước nhưng thời điểm có hiệu lực của những thông tư này thường rơi vào khoảng tháng 2 của năm áp dụng.

Điển hình như Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH được ban hành vào ngày 31/12/2021 quy định về hệ số trượt giá áp dụng cho năm 2022, nhưng hiệu lực của nó lại từ ngày 20/2/2022.

Do văn bản chưa có hiệu lực và chưa có công văn hướng dẫn thực hiện nên những trường hợp nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần trong thời gian Thông tư quy định về hệ số trượt giá mới chưa có hiệu lực thì tạm thời chưa được tính tiền trượt giá.

Tuy nhiên chưa nhận tiền trượt giá không có nghĩa là người lao động sẽ mất luôn số tiền này, vì bất kì ai khi rút BHXH 1 lần cũng đều được nhận tiền trượt giá.

Khi hệ số trượt giá mới được cập nhật, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chi trả bù cho người lao động phần tiền này.