Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Lợi ít, thiệt nhiều?

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Lợi ít, thiệt nhiều?

Hiện nay, số người lao động rút BHXH một lần đang ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động mà còn ảnh hưởng đến an ninh xã hội. Vậy thực hư rút bảo hiểm xã hội một lần lợi ít hay thiệt nhiều? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Điều kiện rút BHXH 1 lần đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Lợi ít, thiệt nhiều?


Theo quy định tại Khoản 1, Điều 77, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và theo Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13, quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện được rút một lần nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Có yêu cầu hưởng BHXH 01 lần;
Thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Người lao động tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

2. Những thiệt thòi khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Lợi ít, thiệt nhiều?


Khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về nguyên tắc bảo hiểm xã hội nêu rõ:

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Do đó, khi nhận bảo hiểm xã hội 1 lần lúc này, người lao động chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không tính toán cho tương lai lâu dài, đặc biệt là khi hết tuổi lao động. Cụ thể:

a. Số tiền BHXH nhận được ít hơn nhiều so với số tiền đóng

Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, hàng tháng, người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất; người sử dụng lao động đóng 14% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động vào quỹ này.

Và như vậy, mỗi tháng, tổng mức đóng 22% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, tương đương 01 năm đóng 22% x 12 = 2,64 tháng lương.

Trong khi đó, khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, cứ mỗi năm được:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Có thể thấy, so với số tiền đóng thì số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần nhận được ít hơn rất nhiều.
 
b. Không được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu chưa nhận BHXH một lần, người lao động sẽ được cộng nối với thời gian tham gia BHXH trước đó. Ngược lại, nếu đã nhận BHXH một lần, thời gian tham gia BHXH sau này sẽ được tính mới.

Từ đó có thể dẫn tới, người lao động sẽ không đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đã hết tuổi lao động hoặc nếu đủ thì tiền lương hưu khi về già cũng rất thấp.

c. Có thể không được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế bao gồm: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng…
 
Như vậy, người được nhận lương hưu sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Trường hợp đã nhận bảo hiểm xã hội 1 lần dẫn tới việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì đương nhiên, người lao động phải tự bỏ tiền để tham gia bảo hiểm y tế bằng cách tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.

d. Mất cơ hội có thêm khoản tiền khi về già
Bên cạnh việc không có thẻ bảo hiểm y tế, người lao động không được hưởng lương hưu còn không có cơ hội có thêm một khoản tiền.

Bởi lẽ, Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ, Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo thông lệ, cứ 01/7 hàng năm, mức lương hưu của người đang hưởng lương hưu đều được tăng lên. Điển hình, theo Nghị định 88/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2018, mức lương hưu tăng thêm 6,92% trên mức lương hưu của tháng 6/2018.
 
e. Khi chết không được trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất hàng tháng
Đây tiếp tục là hệ lụy khác từ việc nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ảnh hưởng tới việc nhận lương hưu.

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hôi 2014, người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận 01 lần trợ cấp mai táng với mức bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu chết.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 67, thân nhân của người này nếu đủ điều kiện còn được hưởng tiền tuất hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, cũng liên quan đến tiền tuất hàng tháng, điểm a khoản 1 Điều 67 này còn nêu, người lao động đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì thân nhân được nhận khoản tiền này.

Do đó, việc nhận BHXH 1 lần ảnh hưởng rất lớn đến chế độ tử tuất của người lao động.

Tóm lại, khi nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi.

Thời điểm này, nếu không may bị thất nghiệp, người lao động nên đăng ký để nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ và tiếp tục làm việc cũng như tham gia bảo hiểm xã hội.

3. Cách tính mức hưởng BHXH 1 lần được

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Lợi ít, thiệt nhiều?


Căn cứ theo Điều 6, Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 18/2/2016 thì người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH 1 lần khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như sau:

Cách tính BHXH 1 lần đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Cách tính BHXH 1 lần đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện - Ảnh minh họa

Đối với trường hợp tham gia BHXH trên 1 năm:

Mức hưởng BHXH 1 lần được thực hiện theo quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 2, Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội, Khoản 3, Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH 1 lần đối với người lao động.

Mức hưởng BHXH 01 lần = (1,5 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014) - Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (*)

Lưu ý: 

Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Mbqtn = (Số tháng đóng BHXH x Thu nhập tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / (Tổng số tháng đóng BHXH)

Nếu bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng thì tại (*) sẽ không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.

Đối với trường hợp tham gia BHXH chưa đủ một năm:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người tham gia BHXH có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm (12 tháng) được tính bằng 22% của tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Trong đó, mức thu nhập tháng đã đóng BHXH để tính hưởng BHXH một lần được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Công thức:

Mức hưởng BHXH 01 lần = 22% x Tổng mức thu nhập tháng đã đóng BHXH - Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (*)

Lưu ý:

Trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp có thời gian đóng BHXH cả trước và sau ngày 01/01/2014 mà thời gian đóng trước ngày 01/01/2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01/01/ 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.